Trung Quốc là đất nước nổi tiếng. Và được mệnh danh là thiên đường của hàng nhái. Nơi mà tất cả mọi thứ có thể làm giả với đủ thứ hạng và chất lượng. Không chỉ dừng lại ở hàng hoá, mà các công trình nổi tiếng thế giới. Được UNESCO công nhận cũng không tránh được việc bị Trung Quốc copy. Khiến cho cả thế giới phản ánh kịch liệt và phẫn nộ. Vậy đó là những công trình như thế nào? Chúng đã bị đạo nhái trắng trợn ra sao. Dưới đây là top 10 công trình của thế giới bị Trung Quốc đạo nhái một cách trắng trợn.
Kinh đô Paris của nước Pháp
Sao chép nguyên bản.
Có thể nói, trình độ sao chép của Trung Quốc được cho thánh đạo nhái. Khi ngay cả một thị trấn, mà họ cũng lấy luôn nguyên mẫu. để khỏi phải sáng tác, suy nghĩ nhiều cho mệt đầu. Trong đó, thị trấn Tianducheng Hàng Châu, Chiết Giang bị coi là Kinh đô Paris nhái.
Bản sao chép này toạ lạc tại vị trí nào?
Tại giữa lòng Trung Quốc. Vì bị xào nấu đạo nhái trắng trợn. Cả một thị trấn được xây dựng và tái hiện lại kinh đô Paris hoa lệ của nước Pháp. Với đầy đủ hẳn một tháp Eiffel nhái, cao 108m. Bằng 1/3 so với bản chính và kết cấu giống hệt với Eiffel của nước Pháp về mặt hình thức.
Giống nhau đến từng chi tiết.
Khiến nhiều người lầm tưởng tháp Eiffel của Paris có thêm một người anh em sinh đôi trên đời. Thậm chí các chung cư, các nhà hàng, vườn cây cảnh. Hay là các bức tượng, đài phun nước… được làm không kém gì so với hàng thật. Đây được xem là công trình nhái nguyên bản có mặt tại Trung Quốc
Cầu tháp London
Đây được xem là biểu tượng nổi tiếng bên dòng sông vương quốc Anh. Đắng lòng khi trở thành công trình tiếp theo bị đạo nhái ở Trung Quốc. Thay vào đó là một cái tên mới “ cầu tháp Tô Châu”.
Sự khác biệt giữa hàng Real và Fake
Cầu tháp London được thiết kế trên một câu cầu dài 244m, với 2 ngọn tháp cao 65m. Nhưng cầu chính dài 61m, nằm giữa 2 toà tháp. Tuy nhiên so với bản gốc thì thay vì chỉ có 2 toà tháp. Cầu Tô Châu ở Trung Quốc, chơi trội hẳn 4 toà tháp. Rộng 45.9m, bao gồm các làn đường cao tốc chạy chậm vào vỉa hè thay vì bắt qua sông. Bên trong cầu là một quán cà phê phục vụ theo kiểu ăn truyền thống. Tổng chi phí cho công trình fake này ước tính lên tới 11,44 triệu độ USD. Tức là khoảng 263 tỷ đồng.
Người dân địa phương cảm nhận
Mặc dù công trình này rất thu hút khách du lịch. Song người địa phương cho biết, họ cảm thấy xấu hổ với công trình này. Vì cho là ăn cắp bản quyền và làm mất đi giá trị lịch sử vốn có của Tô Châu. Nhưng nhiều người còn khen, hàng Fake này có khi còn nguy nga hơn cả hàng Real.
Cầu vàng Đà Nẵng
Giới Thiệu sơ bộ về Cầu Vàng ở Đà Nẵng
Có ai đã được đi Bà Nà Hill ở Đà Nẵng hay chưa? Nhắc đến cầu vàng tại đi Bà Nà Hill ở Đà Nẵng, chắc hẳn ai cũng biết đến. Đây được xem là địa điểm check in hot nhất nhì đối với các tính đồ du lịch. Không chỉ tạo nên cơn sốt trong nước. Chiếc cầu với thiết kế độc đáo này còn gây ấn tượng mạnh đối với bạn bè quốc tế.
Anh em họ hàng với Cầu Vàng xuất hiện
Nhưng tưởng vẻ đẹp của cầu vàng là độc nhất vô vị. Chẳng bao lâu sau, Trung Quốc đã mọc lên một cây cầu khác có vẻ ngoài tương đồng. Khiến dân mạng không khỏi so sánh. Đó là cây cầu Thái Hồng Tiên Thủ, được khánh thành vào ngày 17/8 ở khu du lịch Cổ Khê Tinh Hà. Thuộc Vưu Khê, thành phố Tam Minh, Tỉnh Phúc Kiến.
Cây cầu này cũng ngay lập tức nhận được kỷ lục UNESCO. Qua thiết kế, điêu khắc toạ hình bàn tay Phật lớn nhất trên thế giới. Cây cầu dài 99m, điểm nổi bật nhất là bàn tay thần có chiều cao 19m. Ước tính tổng chi phí xây dựng công trình này 16 triệu tệ. Tức là tương đương với 52,8 tỷ đồng.
Ăn cắp bản quyền trắng trợn
Nhìn có vẻ khác, bàn tay ở Đà Nẵng xoè ra. Còn bàn tay ở Trung Quốc thì chấp lại như búp sen. Vì vậy, ai nhìn vào cũng thấy có sự đạo nhái ý tưởng không hề nhẹ. Tuy không hẳn là sao y 100%, nhưng ý tưởng rõ ràng là lấy cắp trắng trợn.
Nhà trắng
Nhắc đến nhà trắng hầu hết ai cũng biết đó là dinh thự dành riêng cho Tổng thống Mỹ. với đặc trưng là màu trắng tinh khôi. Ấy vậy mà khu nhà vệ sinh ở Trung Quốc.
Sự kết hợp độc đáo
Được xây dựng với hình dáng kết hợp giữa nhà Trắng và toà nhà quốc hội Mỹ. Có tổng diện tích 418 m2 tại thành phố Phụ Dương thuộc tỉnh An Huy, phía Đông Trung Quốc. Dành cho 4000 công ty rượu.
Khiến ai cũng cảm thấy ngán ngẩm. Bên cạnh đó, người ta thấy một toà nhà bỏ hoang. Giống hệt nhà trắng tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Cũng từng được Trung Quốc đạo thẳng tay không thương tiếc.
Khu đô thị Hallstatt
Những công trình lẻ của Trung Quốc lấy về một cách tự nhiên, không còn xa lạ gì. Nhưng đưa cả ngôi làng về nước này thì đúng là cạn lời luôn.
Giới thiệu sơ bộ về phiên bản gốc
Thị trấn Hallstatt đã có mặt 7.000 năm tuổi bên bờ hồ nước Áo. Nơi UNESCO công nhận là di sản thế giới. Vốn được coi là một trong những địa danh quyến rũ nhất của nước Áo. Một thị trấn nên thơ, nằm dưới chân dãy núi Alps. Với những con đường hẹp, lắp đầy đá cuội quanh co thơ mộng. Những ngôi nhà sơn màu vàng và tháp chuông nhà thờ cổ kính. Được bao quanh là hồ nước như tráng gương đẹp như trong cổ tích. Đương nhiên vẻ đẹp này không thoát nổi tầm ngắm copy của Trung Quốc.
Phiên bản giả được đạo như thế nào?
Được biết Hallstatt phiên bản Fake được khỏi công vào năm 2012, tại huyện Boluo, tỉnh Quảng Đông. Những nét kiến trúc đặc trưng của Hallstatt xịn như nhà thờ, tháp chuông, quảng trường. Đều được bê nguyên về Quảng Đông. Được biết dự án Hallstatt mô phỏng ở Trung Quốc, thiệt hại đến gần 1 tỷ đô. Và cũng không thua kém gì hàng thật luôn. Đúng là sao chép quá là đỉnh thật sự.
Đền Parthenon thờ thần Athena, Hy Lạp
Kiến trúc cổ tại Hy Lạp
Ngôi đền này được xây dựng vào thế kỷ 5 TCN ở Acropolis. Đây là công trình nổi tiếng nhất còn lại của Hy Lạp cổ đại. Được ca ngợi như thành tựu của kiến trúc Hy Lạp mà cả thế giới đều biết đến.
Phiên bản đạo nhái
Phiên bản fake này cũng từng xuất hiện ở Trung Quốc. Với kích thước như thật, được đặt tại thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc. Đúng là để phát triển ngành du lịch, Trung Quốc không ngại trổ tài ưu điểm nhân bản của mình thành phiên bản nhái khác.
Bức tượng tình nhân “Flying Kiss”
Ý tưởng cải tiến
Flying Kiss là một bức tượng được cho ra mắt ở tỉnh Trùng Khánh, Trung Quốc. Với ý tưởng là kiến trúc vô cùng độc đáo. Nhiều ý kiến cho rằng đây là phiên bản đạo nhái có cải tiến từ tác phẩm điêu khắc Ali và Nino. Bức tượng tình nhân cực kì nổi tiếng. Đặt tại bãi biển thành phố Batumi (Gruzia). Công trình Flying Kiss ở Trung Quốc bao gồm 2 bức tượng mô phỏng cho một cặp nam nữ tiến lại gần nhau. Bên trên 2 cánh tay đang giơ cao được lắp đặt chỗ ngồi cho quý khách.
Phiên bản lỗi
Không chỉ bị tố đạo nhái. Tác phẩm còn bị chê kịch liệt. Vì trông chả khác nào 2 người đàn ông đang hôn nhau. Theo đó người phụ nữ được thiết kế với bộ váy màu đỏ. Gương mặt còn lại thì quá cứng cáp, thiếu những đường nét tự nhiên của một người phụ nữ. Khiến ai nhìn vào cũng nghĩ là đàn ông mặc váy. Trong khi đó, người đàn ông lại có nét nữ tính hơn nhiều.
Tháp Nghiêng Pisa
Đây là một trong những công trình nổi tiếng nhất của nước Ý. Được xây dựng từ thời Trung cổ. Nét độc đáo của toà tháp là có độ nghiêng 5,5 độ. Bất đắc dĩ như thách thức với thời gian và cá biến cố lịch sử. Và không ngoại lệ, tháp nghiêng Pisa của Italia. Cũng trở thành một trong những công trình đạo nhái của Trung Quốc.
Nổi lo sợ của các học sinh và phụ huynh
Theo nghi nhận một toà tháp cổ. Có từ đời nhà Minh ở nước này hiện nay. Đã bị nghiêng như toà tháp Pisa nổi tiếng ở Ý. Gây đe doạ to lớn cho một trường học gần đó. Được biết giới chức trách địa phương đã dựng một khung thép để giữ nguyên độ nghiêng của ngôi đền. Vốn phủ bóng một khoảng khá rộng xuống sân tập của ngôi trường gần đó. Ban quản lý ngôi trường đã bày tỏ lo ngại rằng những trận mưa to lớn hoặc gió lớn. Có thể làm ngôi đền nghiêng hơn. Thậm chí là dẫn đến đổ sập.
Nhà hát Opera House
Nhà hát Opera Sydney và cầu cảng Sydney. Biểu tượng văn hoá và kiến trúc của Australia cũng trở thành mục tiêu bị làm nhái. Được biết Nhà hát Opera House nhái này được xây dựng tại Bắc Kinh.
Tuy nhiên, so với bản gốc người anh em này của Nhà hát Opera House trông có vẻ giống như tượng đài hơn. Và trông nó không được lung linh cho lắm. Vì sự kém chất lượng của nó, nên nhận được không ít chỉ trích từ rất nhiều người. Không chỉ có thể còn hàng loạt các phiên bản nổi tiếng thế giới cũng bị Trung Quốc lấy về gần hết.
Hàng loạt các công trình khủng nhất
Ngoài những công trình đẳng cấp vừa kể trên có lẽ vẫn chưa nói hết về tài năng “đạo nhái số 1” của Trung Quốc. Và sau đây là hàng loạt các công trình Fake gây phẫn nộ đối với nhiều người.
Hàng loạt biểu tượng trên thế giới:
- Đấu trường La Mã của Italia – trở thành một phần của công viên giải trí tại Macau.
- Kim tự tháp kính Louvre được xây dựng theo yêu cầu của Tổng thống Pháp Francois Mitterrand vào năm 1983, nay cũng được “mang sang” tỉnh Trùng Khánh.
- Nhà thờ Ronchamp của Pháp cũng được tái hiện ở Trình Châu, tỉnh Hà Nam.
Những pho tượng Moai ở Chile hiện cũng xuất hiện ở Bắc Kinh. Và đặc biệt, tượng Nhân sư ở Ai Cập từ thời cổ đại cũng có một phiên bản khác ở tỉnh Hồ Bắc. Bởi vậy mới thấy, trình độ sao chép của Trung Quốc đã đạt đến độ thượng thừa. Các bạn nghĩ sao về lối copy trắng trợn này?