Khi nền văn minh của con người ngày càng phát triển thì cũng có ngày càng nhiều dịch bệnh xuất hiện. Việc một số lượng lớn người sống cùng nhau và gần với các loài động vật trong khi các yêu cầu về vệ sinh và dinh dưỡng không được đáp ứng chính là nguồn cơn khiến bệnh tật sinh sôi. Cùng với đó, khi mà ngày càng nhiều tuyến đường thông thương, buôn bán, trao đổi được mở ra, điều đó cũng đồng nghĩa với việc con đường lây nhiễm của bệnh tật ngày càng lan rộng, tạo nên những đại dịch toàn cầu đầu tiên.
Xem Thêm: Những Ca sĩ có nhiều Video ca nhạc 100 triệu view trên youtube.
Mục lục bài viết
1/ Bệnh dịch hạch Justinian (541 – 750 sau Công nguyên).

Theo National Geographic, dịch hạch đầu tiên được ghi nhận trên thế giới là ở Justinian (Ai Cập) năm 541-542 sau Công nguyên. Sau đó nó lan sang Palestine và đế chế Byzantine rồi tiến vào vùng Địa Trung Hải.
Vào thời đỉnh điểm, thảm họa dịch hạch đã giết chết 10.000 người/ngày ở thành phố lớn nhất và thịnh vượng nhất châu Âu thời đó là Constantinople (Đông La Mã).
Bệnh dịch hạch cuối cùng giết chết có lẽ là 40% dân cư của thành phố. Vào năm 588, một làn sóng dịch bệnh lớn thứ hai lan rộng khắp Địa Trung Hải, rồi sang Pháp.
Ước tính rằng bệnh dịch hạch Justinian đã giết chết khoảng 100 triệu người trên toàn thế giới. Nó làm cho dân số châu Âu giảm khoảng 50% giữa năm 541 và 700.
2/ Dịch bệnh “Cái chết đen” (1347 – 1351).

Dịch hạch nổi tiếng là một trong những đại dịch chết chóc nhất trên thế giới có cái tên Cái Chết Đen.
Địa điểm bùng phát được cho là ở Trung Á, sau đó căn bệnh này nhiều khả năng thông qua loài chuột trên các tàu buôn lan đến bán đảo Krym vào năm 1346 rồi xâm nhập vào vùng Địa Trung Hải và châu Âu.
Ước tính nạn dịch này đã giết chết từ 30-60% dân số của châu Âu (tương đương 25-50 triệu người) và giảm dân số toàn cầu từ khoảng 450 triệu người xuống còn từ 350 đến 375 triệu người vào năm 1.400.
Trong vòng từ năm 1347 đến 1351, dịch bệnh lan rộng khắp châu Âu, giết chết khoảng 25 triệu người. Giao thương, chiến tranh, nạn đói cùng những đoàn người di dân khiến dịch bệnh lây lan nhanh chóng ra mọi tầng lớp dân cư thời ấy.
Đại dịch chỉ giảm thiểu vào năm 1351, khi người dân thực hiện vệ sinh cá nhân, môi trường tốt hơn và thực hành y tế công cộng.
3/ Dịch Bệnh đậu mùa (thế kỷ 15 – 17).

Thực dân châu Âu xâm chiếm châu Mỹ vào thế kỷ 17 và mang theo cả bệnh đậu mùa (do virus variola gây ra) tới lục địa này. Bệnh đậu mùa đã cướp đi sinh mạng của khoảng 20 triệu người, gần 90% dân số ở châu Mỹ khi đó.
Bệnh dịch cũng khiến nhiều vị vua trị vì châu Âu tử vong, bao gồm Hoàng đế Habsburg Joseph I, Nữ hoàng Mary II của Anh, Czar Peter II của Nga và Vua Louis XV của Pháp.
Năm 1796, bác sĩ người Anh Edward Jenner khám phá ra rằng con người có thể miễn nhiễm với đậu mùa sau khi chúng ta tiêm vào cơ thể một loại virus tương tự variola nhưng ít gây hại hơn.
Kết quả cho thấy những người chưa bị bệnh sẽ chỉ bị nhiễm trùng nhẹ và phát triển khả năng miễn dịch với các đợt bùng phát mới. Tuy vẫn có người chết nhưng con số dần giảm mạnh.
Đây cũng chính là sự kiện dẫn đến sự ra đời của những liều vaccine (vắcxin) đầu tiên trên thế giới. Sau đó, nhiều quốc gia thực hành tiêm chủng để phòng đậu mùa. Năm 1980, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đậu mùa đã bị xóa sổ trên toàn thế giới. Cho đến nay đậu mùa vẫn là căn bệnh duy nhất mà con người xóa sổ được trên phạm vi toàn cầu.
Xem Thêm: Thảm họa tự nhiên khủng khiếp nhất trong lịch sử.
4/ Dịch tả (1817 – 1823).

Đại dịch tả đầu tiên bắt đầu ở Jessore, Ấn Độ (1817-1823) và giết chết hàng triệu người dân Ấn Độ khi ấy. Sau đó, dịch tả bùng phát thêm nhiều đợt mới lan nhanh khắp các châu lục trong thời gian ngắn.
Bệnh tả trở thành dịch xuất hiện đầu tiên từ các tuyến đường thương mại (trên đất liền và trên biển) đến Nga năm 1817, sau đó lan sang các phần còn lại của châu Âu, rồi từ châu Âu sang Bắc Mỹ. Người ta ghi nhận có 7 trận đại dịch đã xảy ra trong 200 năm. Trong đó, có những đại dịch cướp đi sinh mạng hàng ngàn người.
Cụ thể, năm 1832, gần 40.000 người dân Paris chết vì dịch tả. Dịch tả tấn công nước Anh vào năm 1848-1849 đã làm 70.000 người chết. Đại dịch năm 1854 đã cướp đi sinh mạng 1/8 dân số thành phố London…
Tổ chức Y tế Thế giới gọi dịch tả là “đại dịch bị lãng quên” vì nó kết thúc rồi lại bùng phát. Dịch tả lây nhiễm 1,3-4 triệu người mỗi năm, tỉ lệ tử vong hàng năm từ 21.000-143.000.
5/ Cúm Tây Ban Nha (1918 – 1919).

Có từ 50 đến 100 triệu người toàn thế giới chết vì đại dịch cúm xảy ra từ năm 1918 đến năm 1919. Dịch bệnh lây nhiễm 1/3 dân số thế giới vào thời điểm đó (khoảng 500 triệu người). Tính đến khi kết thúc vào năm 1919, đã có khoảng 50 triệu người chết và cũng có thể cao hơn gấp đôi theo cách thống kê khác.
Vào thời điểm đó, dịch bệnh này giết chết 3 – 5% dân số thế giới, xấp xỉ số người chết ở cả hai cuộc chiến tranh thế giới và được xem là một trong những thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại.
Virus cúm thường khá cân bằng trong tỉ lệ tử vong ở các vùng trên thế giới. Tuy nhiên, năm 1918 lại ghi nhận bất thường khi châu Á lại có tỉ lệ tử vong gấp 30 lần so với một số nơi ở châu Âu.
Đại dịch giết chết 250.000 người ở Anh, 400.000 người ở Pháp, 676.000 người ở Mỹ, 400.000 người ở Nhật Bản, 17 triệu người Ấn Độ (tương đương 6% dân số nước này), 138.000 người Ai Cập (tương đương 10% dân số), 1,5 triệu người ở Indonesia… Ngay cả những đất nước bị cô lập như Tahiti, Samoa, Australia và New Zealand, số người tử vong cũng rất lớn.
6/ Dịch bệnh HIV/AIDS 1976.

HIV là một loại virus gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (AIDS). Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Cộng hòa Congo vào năm 1976. HIV lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn, qua việc truyền máu từ nguồn đã bị nhiễm bệnh, qua dùng chung kim tiêm với người nhiễm và lây từ mẹ sang con: trong giai đoạn mang thai, khi sinh hoặc khi cho con bú.
Theo số liệu do WHO công bố cuối năm 2019, kể từ khi dịch HIV/AIDS bùng phát, 75 triệu người đã nhiễm HIV và khoảng 32 triệu người đã tử vong vì virus gây chết người này. Tính đến cuối năm 2018, thế giới có 37,9 triệu người đang phải chung sống với HIV.
Ước tính, hiện có khoảng 0,8% người ở độ tuổi 15-49 trên toàn cầu nhiễm HIV. Châu Phi là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch này. Cứ trong 25 người trưởng thành tại châu Phi thì lại có một người nhiễm HIV. Số người nhiễm HIV tại “lục địa đen” chiếm hơn 2/3 tổng số ca nhiễm trên thế giới. Đến nay, HIV vẫn là vấn đề y tế cộng đồng lớn của toàn thế giới.
Xem Thêm: Những động vật kỳ lạ trong sách kỷ lục Guinness thế giới.
7/ Đại dịch cúm A/H1N1 năm 2009.

Theo WHO, năm 2003 xuất hiện dịch Cúm gia cầm H5N1. Cho đến năm 2009, đã có 258 người tử vong với 15 nước, vùng lãnh thổ có người nhiễm bệnh.
Năm 2009 lại xuất hiện cúm A/H1N1 (cúm lợn). Cho tới cuối tháng 7.2009, nó lan nhanh tới 214 quốc gia và khiến 18.000 người thiệt mạng trên tổng số 575.000 ca nhiễm bệnh. Tháng 8.2010, WHO tuyên bố H1N1 là đại dịch toàn cầu.
Đại dịch đại dịch cúm A/H1N1 khiến Tổ chức Y tế Thế giới, WHO, phải công bố đại dịch cúm toàn cầu và nâng cấp báo động lên cấp 6.
8/ Cúm Châu Á (1957).

Theo CDC, một chủng virus cúm A mới đã xuất hiện tại Đông Á vào năm 1957, sau đó virus này làm bùng phát đại dịch cúm A/H2N2, hay còn gọi là “cúm châu Á”.
Virus “cúm châu Á” được phát hiện lần đầu tại Singapore vào tháng 2-1957 và hai tháng sau được ghi nhận tại Hồng Công (Trung Quốc) và tại các thành phố ven biển của Mỹ vào mùa hè năm 1957.
Cúm châu Á bắt đầu từ Hồng Kông và lan sang Trung Quốc rồi đến Mỹ, lây lan nhanh chóng trong vòng 6 tháng, giết chết 14.000 người và sau đó lại bùng phát thêm một đợt cúm tại Mỹ làm 69.800 người chết. Chủng virus gây bệnh là virus cúm loại A/H2N2.
9/ Dịch bệnh SARS (2002).

Lần đầu tiên, virus corona được nói đến là ở dịch SARS (hội chứng viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra). Cũng theo WHO, trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh năm 2002 là người Trung Quốc.
Trong vòng vài tuần, dịch lây lan sang 37 quốc gia thông qua đường hàng không. Khoảng 8.000 người trên toàn thế giới nhiễm bệnh và 800 người tử vong. Hầu hết bệnh nhân bị nhiễm đều bị viêm phổi và lây nhiễm do tiếp xúc với chất dịch (đờm, nước mũi, nước bọt) từ người bệnh.
Xem Thêm: Những bí ẩn của đại dương có thể bạn chưa biết.
10/ Đại dịch Covid 19 hiện tại.

Khởi phát từ TP Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối năm 2019, dịch Covid-19 nhanh chóng lan sang một số nước châu Âu như Italy, Tây Ban Nha, Pháp, Anh vào tháng 3-2020. Sau đó, tâm dịch chuyển sang Ấn Độ, Iran ở châu Á, rồi đến Mỹ, Brazil ở châu Mỹ. Từ cuối tháng 3 đến nay, Mỹ liên tục giữ vị trí đầu tiên trong “bảng xếp hạng” Covid-19 cả về số ca mắc và ca tử vong. “Bão” Covid-19 đến nay đã quét qua tất cả các châu lục, đặc biệt là châu Âu và châu Mỹ. Mới đây nhất, đại dịch lan tới tận Nam Cực.
Theo thống kê của Worldometers, tính đến 8 giờ ngày 4-1 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 85.493.384 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, trong đó có 1.850.243 ca tử vong. Số bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục là 60.444.458 người.
5 quốc gia có số ca mắc Covid-19 cao nhất thế giới (tính đến 9 giờ ngày 4-1-2021):
- Mỹ: 21.113.528 ca mắc, 360.078 ca tử vong
- Ấn Độ: 10.341.291 ca mắc, 149.686 ca tử vong
- Brazil: 7.733.746 ca mắc, 196.018 ca tử vong
- Nga: 3.236.787 ca mắc, 58.506 ca tử vong
- Pháp: 2.655.728 ca mắc, 65.037 ca tử vong
Con số này đang giảm dần so với năm 2019.