Trong thiên nhiên của chúng ta có các rất nhiều loài động vật to nhỏ khác nhau. Hôm nay kyty channel sẽ đưa bạn khám phá những loài động vật “siêu to khổng lồ” còn tồn tại trên trái đất.
Sau đây là 20 loài sinh vật lớn nhất thế giới, được phân theo từng loại như động vật biển, bò sát, động vật lưỡng cư, loài cá, động vật ăn thịt, động vật ăn cỏ…
Chuột lang nước 1,5m
Chuột lang nước, có nguồn gốc từ hầu hết các vùng nhiệt đới và ôn đới của Nam Mỹ về phía đông của dãy núi Andes. Đồng thời, nó là loài gặm nhấm lớn nhất thế giới hiện nay.
Chuột lang nước trưởng thành có thể đạt 1,5 m và 0,9 m chiều cao tính từ vai và trọng lượng tối đa là 105,4 kg. Chân chúng có màng, chân sau hơi dài hơn chân trước. Với chân sau có 3 ngón và chân trước có 4 ngón, đặc tính rất thích hợp với bơi lội.
Nó là loài có tính xã hội cao, thường sống ở vùng đầm lầy.
Kỳ nhông khổng lồ 1,8m
Kỳ giông khổng lồ, nằm trong nhóm động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao do Hiệp hội vườn thú London, Anh, phân loại. Là loài lưỡng cư lớn nhất thế giới hiện nay.
Loài kỳ giông này có một cái đầu lớn, mắt nhỏ, da đen và nhăn nheo. Đây là một trong hai loài còn sinh tồn trong chi Andrias. Con trưởng thành có thể đạt chiều dài 1,8 mét.
Chúng là loài đặc hữu ở các suối núi đá và hồ ở Trung Quốc. Thức ăn của chúng là cua, tôm hùm và cá lớn. Chúng còn được gọi là “cá em bé” bởi tiếng kêu khi hoảng sợ nghe giống tiếng trẻ em khóc.
Khỉ đột phía đông 2m
Khỉ đột phía đông (Gorilla beringei) là một loài khỉ đột thuộc họ Người và là loài linh trưởng lớn nhất hành tinh còn sinh tồn.
Khỉ đột phía đông sinh sống ở vùng đồng bằng, rừng mưa và rừng phụ núi cao. Chúng là động vật ăn thực vật, với một chế độ ăn phần nhiều là là cây.
Khỉ đột trưởng thành hoang dã nặng từ 135 đến 180 kg trong khi con cái thường chỉ nặng bằng nửa con đực. Con đực trưởng thành cao 1,7 đến 1,8 m với sải tay 2,3 đến 2,6 m.
Khỉ đột đực trưởng thành được biết đến như lưng bạc do vùng lông màu bạc trên lưng của nó, một con lưng bạc có thể lớn hơn 1,8 mét nặng đến 230 kg.
Chuột túi đỏ 2,76m
Kangaroo đỏ có tên gọi khoa học Macropus rufus – đây được xem là loài chuột túi lớn nhất trong tất cả các dòng.
Chuột túi thường sống trên đồng cỏ, sa mạc. Thức ăn chủ yếu là thực vật như lá cây, nấm… cũng có thể là các loài côn trùng như sâu bọ.
Đặc trưng về hình thái không giống nhau. Những con Kangaroo đỏ có thể nói là “khổng lồ”, thân dài đến 2,76m; nặng 75-80kg. Khi nhảy nhanh nó có thể đạt tốc độ 60km/giờ, nó có thể nhảy vọt qua vật cản cao 2-3m, xa 7-8m.
Chuột túi bình thường rất hiền lành, chịu nghe lời, không chủ động tấn công. Nhưng khi cáu giận nó sẵn sàng lao vào chiến đấu.
Đà điểu Châu Phi và Ả Rập 2,8m
Đà điểu châu Phi (danh pháp khoa học: Struthio camelus) là loài chim lớn nhất hiện nay, có nguồn gốc từ châu Phi. Nó là loài còn sinh tồn duy nhất của họ Struthionidae, và chi Struthio. Chúng rất khác biệt về hình thể với cổ, chân dài và có tốc độ lật mặt lên đến 97,5km/giờ (hơn 40 dặm/giờ).
Chúng là loài động vật có hai chân nhanh nhất trên thế giới. Chúng ăn chủ yếu là hạt hay cây cỏ, đôi khi chúng ăn cả những động vật nhỏ như cào cào.
Một con đà điểu đực trưởng thành có thể đạt tới độ cao 2,8 m, nặng hơn 156 kg. Tuy vậy, nhưng chúng thường bị đánh giá đối xử khắc nghiệt đối với đàn con, thiếu khôn ngoan.
Rùa da 3m
Rùa da hay rùa luýt (Dermochelys coriacea) – loài rùa biển lớn nhất hành tinh và là loài bò sát lớn thứ tư sau 3 loài cá sấu. Đây là loài duy nhất còn sống trong chi Dermochelys – có thể phát triển đến chiều dài 3 mét và nặng gần một tấn.
Loài rùa này phân bố tại các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Chúng rất dễ phân biệt với các loài rùa biển khác ngày nay vì chúng không có mai. Thay vào đó lưng của chúng được bao phủ bởi lớp da và thịt trơn.
Vì bản chất chế độ ăn ép buộc của chúng mà rùa da được coi là một tác nhân kiểm soát số lượng quần thể sứa. Rùa da cũng ăn những loài động vật biển thân mềm như động vật sống đuôi và động vật chân đầu.
Rồng Komodo 3m
Rồng Komodo là loài thằn lằn lớn nhất trên thế giới hiện nay, với chiều dài trung bình từ 2-3m. Vì các đặc điểm sinh học chỉ cho phép Komodo sinh sống tại Indonesia.
Là loài ăn thịt nhưng khá đa dạng, bao gồm các loại côn trùng cho đến các loại thú lớn như dê, trâu rừng, lợn lòi. Thậm chí chúng ăn thịt cả đồng loại.
Nhiều người đã bị loài rồng này tấn công và ăn thịt.
Ngoài ra, rồng Komodo còn sống trong môi trường vô cùng khắc nghiệt của những hòn đảo núi lửa khô cằn. Chiều dài một con rồng Komodo lớn trung bình từ 2 đến 3m và có thể nặng đến 1,6 tạ.
Gấu bắc cực 3,05m
Gấu trắng Bắc Cực (danh pháp hai phần: Ursus maritimus) là một loài động vật có vú lớn của bộ Ăn thịt (Carnivora), họ Gấu (Ursidae). Sống gần địa cực tìm thấy xung quanh Bắc Băng Dương.
Gấu bắc cực là là loài động vật ăn thịt lớn nhất trên đất liền. Chiều cao vai được đo là hơn 1,6 m và tổng chiều dài là 3,05 m. Chúng có một lớp mỡ dày dùng cho cơ thể khi ngủ đông mà không cần ăn uống. Bên ngoài gấu bắc cực được bao bọc bởi một lớp lông dày để dễ dàng thích nghi với khí hậu lạnh giá. Thức ăn chính của gấu Bắc Cực là hải cẩu.
Cua nhện Nhật Bản 3,8m
Cua nhện Nhật Bản là một loài cua biển sống trong các vùng nước xung quanh Nhật Bản.
Nó có sải chân dài lớn nhất trong các loài động vật chân đốt, đạt đến 3,8m và trọng lượng lên tới 19 kg. Trong môi trường sống tự nhiên, cua nhện Nhật Bản ăn động vật có vỏ hay xác động vật và có thể sống đến 100 năm.
Hải cẩu voi phương nam 5,8m
Hải tượng phương nam (danh pháp khoa học: Mirounga leonina) là một loài động vật có vú trong họ Hải cẩu thật sự, bộ Ăn thịt. Cũng là loài hải cẩu lớn nhất ở Nam Cực.
Chúng có dị hình lưỡng tính rất lớn về kích thước, có thể là khác biệt lớn nhất trong các loài động vật có vú. Với con đực nặng trung bình từ 2.200 đến 4.000 kg và dài 4,5 – 5,8 m.
Con đực có kích thước kỷ lục ghi nhận ở vịnh Possession, Nam Georgia, vào ngày 28/2/1913, đo được 6,85 m và ước tính trọng lượng là 5.000 kg.
Cá sấu nước mặn – 6m
Cá sấu nước mặn (Crocodylus porosus) là loài bò sát to lớn nhất thế giới.
Nó được tìm thấy trong môi trường sống từ miền Bắc Australia thông qua khu vực đông nam Châu Á đến bờ biển phía đông của Ấn Độ.
Cá sấu nước mặn là một động vật ăn thịt cực kỳ hung hãn.
Nó có khả năng tấn công gần bất kỳ động vật nào đi vào lãnh thổ của nó, hoặc trong mặt nước hoặc trên đất liền. Chúng dài khoảng 6m và bơi với tốc độ 29km/h – nhanh hơn gấp 3 lần người chạy nhanh nhất.
Hươu cao cổ 6m
Hươu cao cổ (tên khoa học Giraffa) là loài động vật móng guốc có vú ở châu Phi và là động vật sống trên cạn cao nhất trên thế giới.
Chúng sinh sống tại các xavan, đồng cỏ, rừng thưa tại khu vực Châu Phi. Thức ăn chính của hươu cao cổ là cây keo. Chúng đứng cao 5 – 6 m và có trọng lượng trung bình 1.600 kg đối với con đực và 830 kg đối với con cái. Hươu cao cổ có một chiếc cổ cực kỳ dài, có thể hơn 2 m, chiếm gần một nửa chiều cao của con vật. Chúng khá điềm đạm và nhút nhát.
Voi đồng cỏ Châu Phi 7,5m
Voi châu Phi (Loxodonta africana) là một trong hai loài trong Chi Voi châu Phi (Loxodonta) cùng với Voi rừng châu Phi (Loxodonta cyclotis). Được xếp vào loài động vật ăn cỏ sống trên mặt đất to lớn nhất thế giới.
Thức ăn chính của voi đồng cỏ Châu Phi là các loại cỏ.
Voi đồng cỏ Châu Phi là loại động vật sống theo bầy đàn tại các xavan.
Với kích thước “khủng”. Vin đực dài 6 – 7,5 m, chiều cao từ vai là 3,3 m, và nặng 6 tấn. Voi cái khá nhỏ, khoảng 5,4 – 6,9 m chiều dài, 2,7 m chiều cao từ vai, và nặng 3 tấn.
Voi châu Phi trưởng thành nói chung không có kẻ thù tự nhiên do kích thước lớn của nó.
Trăn Anaconda – 9m
Trăn anaconda hay trăn Nam Mỹ nước (Eunectes) là một chi gồm các loài trăn Nam Mỹ. Trăn Anaconda là loài trăn khổng lồ sống ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ.
Chúng có lối sống lưỡng cư nhưng hiếm khi leo lên cây vì khối lượng cơ thể lớn. Tuy sống dưới nước nhưng không ăn thủy sản như cá. Con mồi ưa thích của chúng là cá sấu Nam Mỹ, các loài rắn khác, dê và thậm chí cả báo Nam Mỹ.
Đây là loài trăn cực kỳ hung hãn, sẵn sàng tấn công mọi thứ đang cử động trước mắt chúng. Một con vật to hơn chúng vài ba lần cũng không thể thoát chết khi bị chúng quấn.
Cá nạng hải 9m
Cá nạng hải là loài sinh vật biển to lớn, dẹp theo chiều ngang có thể phát triển đến một chiều rộng hình đĩa 9 mét (30 ft).
Chúng là loài cá đuối lớn nhất trong họ Mobulidae, và là loại cá đuối lớn nhất thế giới. Chúng thường được tìm thấy ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhưng cũng có thể được tìm thấy ở vùng biển ôn đới. Thức ăn chính của chúng là các sinh vật phù du mà chúng xúc với miệng lớn của chúng
Bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương 9,1m
Bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương là một loài bạch tuộc to lớn phân bố ở bờ biển phía Bắc Thái Bình Dương.
Loài này khá giống tắc kè hoa, có thể thay đổi hình dạng để giả thành đá và san hô có cấu trúc phức tạp.
Thức ăn chủ yếu là tôm, các loài thân mềm, tôm hùm và cá. Nhưng cũng có giai thoại ghi lại việc loài động vật này tấn công và ăn thịt cả cá mập.
Kích thước kỷ lục của chúng theo một mẫu vật được lưu giữ dài 9,1 mét và nặng 272 kg. Chúng phát triển lớn hơn và sống lâu hơn nhiều loài bạch tuộc nào khác.
Cá đai biển 17m
Được biết đến với biệt danh quái vật biển khơi, cá đai biển (oarfish) là loài sinh vật biển to lớn và hiếm gặp thường sống ở độ sâu từ 200 – 1.000m.
Cá khổng lồ (Oarfish) là loài sống lâu đời nhất được biết đến trong các loài cá có xương, có chiều dài lên tới 17m và có thể nặng tới 270 kg.
Chính bởi chiều dài “khủng” cùng phần vây đỏ đặc biệt nên nhiều người gọi loài cá này là rắn biển khổng lồ, hay “rồng biển”
Cá mập voi 19m
Cá nhám voi hay cá mập voi ( Rhincodon typus) là một thành viên đặc biệt trong phân lớp Elasmobranchii (cá mập, cá đuối) của lớp Cá sụn (Chondrichthyes).
Chúng là loài cá mập lớn nhất và cũng là loài cá hiện còn sống có kích thước lớn nhất thế giới. Chúng có chiều dài khoảng gần 19m, miệng rộng 1,5m.
Cá nhám voi sinh sống trong các đại dương thuộc vùng nhiệt đới và ôn đới ấm của thế giới. Chúng ăn các loại sinh vật phù du, tảo lớn, nhuyễn thể hay các loại mực và động vật có xương sống nhỏ. Loài sinh vật khổng lồ hiền lành này không gây ra mối đe dọa nào cho con người.
Cá voi xanh 25 – 30 m
Cá voi xanh (Balaenoptera musculus), còn gọi là cá ông thuộc về phân bộ Mysticeti (cá voi tấm sừng hàm). Chúng sinh sống ở các đáy đại dương. Giống như các loài cá voi khác, thức ăn của chúng chủ yếu là sinh vật phù du và giáp xác nhỏ.
Chúng được xem là loài động to lớn nhất thế giới. Không những quả tim có kích cỡ tương tự như một chiếc xe mini cooper mà trọng lượng cũng vậy.Với chiều dài khoảng 25 – 27m (con cá voi xanh dài nhất được biết đến hiện nay dài 33,5m) và trọng lượng khoảng 210 tấn hoặc có thể hơn. Cơ thể lớn như vậy cá voi xanh hầu như không có một kẻ thù nào ở ngoài thiên nhiên.
Sứa bờm sư tử 37 m
Sứa bờm sư tử (Cyanea capillata) là loài có kích thước to lớn nhất trong họ sứa. sống ở vùng biển lạnh. Phạm vi phân bố của loài này giới hạn trong vùng nước lạnh, khu vực phương bắc của Bắc Cực, phía bắc Đại Tây Dương, và phía bắc Thái Bình Dương.
Đường kính cơ thể của chúng có thể đạt tới 2 mét, còn chiều dài của những xúc tu lên tới 15 mét. Là các sinh vật lớn nhất được tìm thấy, trôi dạt vào bờ biển của vịnh Massachusetts vào năm 1870 với đường kính cơ thể là 2,29 mét và xúc tu dài 37 m.
Trên đây là 20 loài sinh vật lớn nhất hành tinh được phân chia theo các nhóm. Tất nhiên, đây chỉ là ý kiến riêng của mình. Nếu các bạn biết thêm hãy bình luận phía bên dưới cho mình biết nhé. cám ơn các bạn đã xem video. Tạm biệt và hẹn gặp lại ở những video sau.