Các bạn biết không, đánh răng cho hà mã, chăm sóc thú dữ của Vườn Bách Thảo. Dọn dẹp thi thể hiện trường là những nghề thực sự có mức lương thật cao mà không phải ai cũng đáng làm. Họ phải đối mặt với rủi ro, nguy hiểm thậm chí là cái chết. Tuy nhiên, vì tình yêu nghề cùng sự cống hiến cho sự phát triển của xã hội. Nhiều người vẫn bất chấp theo đuổi những công việc đó.
Hãy cũng đến với “Top 8 nghề nguy hiểm và đáng sợ nhất thế giới”.
Đánh răng cho hà mã
Trong các loài động vật thì danh sách những loài cục dụng nhất trên thế giới. Không thể thiếu họ hàng nhà Hà Mã. Với bộ hàm rộng kinh hoàng, nó có thể cắn nát mọi thứ vô cùng điều đơn giản. Ấy vậy mà, họ còn tuyển dụng những người đi đánh răng cho nó. Với mức lương vô cùng hấp dẫn. Khiến nhiều người không ngại khó mà đi theo nghề này.
Được biết các nhân viên tại sở thú Trùng Khánh (Trung Quốc) đang phải làm công việc này hằng ngày. Công việc này cũng khá đơn giản. Chỉ cầm bàn chải to tướng rồi cho tay vào miệng hà mã. Để chải răng cho nó là xong. Mức lương cho người đánh răng cho hà mã cũng rất cao. Dao động từ 80-100 triệu đồng/tháng.
Nghề chăm sóc thú dữ
Với hiện trạng phá rừng nghiêm trọng để đi săn bắn trái phéo. Hiện tại chúng ta chỉ có thể ngắm các loài thú trong vườn bách thảo mà thôi. Nhưng liệu các bạn có biết rằng ăn xong những bữa ăn. Việc dọn chuồng, tắm và vệ sinh cho chúng. Là những công việc rất vất vả. Thậm chí là nguy hiểm hay không? Nếu chỉ là loài chim, sóc hay khỉ bình thường thì không đến mức lạ và nguy hiểm.
Tuy nhiên, đối với các loài như sư tử, hổ, voi, linh cẩu, cá sấu,…lại là một câu chuyện khác. Dù biết những đặc tính hoang dã của loài thú dữ có thể bộc phát bất cứ lúc nào. Nhưng vẫn có người âm thầm bám trụ với nghề quản lý và chăm sóc chúng. Thậm chí là có một niềm đam mê bất tận với nghề. Hằng ngày làm việc với một tinh thần thép và tình yêu động vật vô bờ bến. Nhưng dù có cẩn thận đến mức nào. Vẫn không ít người quản thú bị cọp vồ. Vì tưởng là xâm phạm chủ quyền của chúng.
Nhà sinh vật học hoang dã
So với nghề quản lý thú kia, thì mấy con thú được nhốt sẵn có vẻ là bản năng tự nhiên đã giảm bớt. Nên chúng cũng hiền hơn rồi đấy. Còn cái nghề nghiên cứu sinh học hoang dã. Ngoài phải làm ở phòng thí nghiệm hay là văn phòng ra. Họ còn phải đến tận nơi để làm việc với động vật.
Được biết các nhà sinh vật học phải quan sát và nghiên cứu hành vi của động vật. Cùng với vai trò của mỗi loài động vật trong môi trường sống tự nhiên của chúng. Tập tính, thói quen, độc tính,… mọi thông số phải tìm hiểu hằng năm. Thậm chí hàng chục năm để đem đến những thông tin cập nhật cho chúng ta. Qua những chương trình thế giới động vật.
Trong quá trình hành nghề và nghiên cứu. Không ít các nhà sinh vật học bị tấn công và chết, phải đi xa nhà biền biệt. Phải lặn lội khám phá đáy đại dương sâu thẳm, phải trèo đèo lội suối đến những nơi rừng thiêng nước độc để khám phá. Nhất là những nơi nguy hiểm bậc nhất như: đảo rắn Brazil, rừng Amazon đầy rẫy quái thú như là trăn Anaconda, cá Piranha sát thủ. Hay đủ các thể loại rắn độc khủng khiếp. Môi trường rậm rạp, thiếu thốn thức ăn, còn phải lặn lội để thu thập thêm những tư liệu quý giá. Bởi vậy nếu không có niềm đam mê, hay sức khỏe khỏe mạnh. Không có lòng can đảm thì còn lâu mới có đủ sức để theo nghề này.
Khai thác gỗ trên cao
Những nước có ngành công nghiệp gỗ phát triển, tiêu biểu như Mỹ thường rất cần rất nhiều thợ khai thác gỗ chuyên nghiệp. Tuy nhiên đây được đánh giá là nghề nghiệp nguy hiểm. Bởi những người khai thác gỗ có nguy cơ tử vong cao gấp 30 lần so với những nghề khác.
Được biết công việc chủ yếu là đo đạc, sử dụng máy móc và đốn cây, vận hành máy để sắp xếp và vận chuyển cây từ trong rừng ra nhà máy. Dù có sự can thiệp của máy móc. Nhưng công nhân khai thác gỗ vẫn làm việc ở những độ cao khác nhau ở dưới thời tiết khắc nghiệt. Và những rủi ro từ thiên nhiên, hay lỗi thiết bị dẫn đến tử vong.
Hơn hết áp lực công việc phải vận động cao, cường độ công việc lớn, nguyên nhân dẫn đến cái chết thương tâm, xuất phát từ lỗi kĩ thuật, bị ngã, hoặc bị cây lớn đè lên. Hầu hết các trường hợp tử vong đều do máy cưa lớn, lỗi kĩ thuật, và cây to bất chợt đổ ngã. Dù vậy thì mức lương khá hấp dẫn, khoảng 36,000-41,000USD/ năm tương đương 1 tỷ đồng Việt Nam.
Nghề dọn dẹp hiện trường
Công việc này lại phức tạp hơn chúng ta nghĩ dù đãi ngộ công việc vô cùng hấp dẫn, không cần bằng cấp, lương thì đến triệu đô hàng năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng dám làm công việc này.
Được biết nhiệm vụ của những nhân viên dọn dẹp hiện trường là làm sạch và khôi phục hiện trường của nơi xảy ra vụ án như ban đầu. Việc lau dọn hiện trường khá đa dạng, không chỉ là hiện trường vụ án giết người, tai nạn, hay tự tử cần được xử lý. Trường hợp, những người già sống một mình rồi qua đời một thời gian sau mới được phát hiện cũng không phải là hiếm.
Lúc này họ phải đối diện với những xác chết, những máu loang lổ luôn khiến bất cứ ai phải đáng sợ. Chưa kể mà gặp phải những quả xác thối rửa, bốc mùi lâu ngày thì thi thể đã phân hủy đến nỗi không thể nhận dạng. Vì vậy công việc này xảy ra tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng. Bù lại mức thu nhập cũng vô cùng hấp dẫn, trung bình xử lý một vụ dọn xác ở nước ngoài cũng mất gần 3000-4000$ tức là khoảng vài chục hay hàng trăm triệu, chưa kể những vụ án lớn thì lương còn cao hơn nhiều.
Diễn viên đóng thế
Phía sau những pha rượt đuổi ngoạn mục, những pha hành động nghẹt thở rớt tim mà khán giả thấy trên màn ảnh là một câu chuyện dài về sự vất vả, gian nan của những người làm diễn viên đóng thế.
Được biết nghề diễn viên đóng thế Cascadeur là một công việc mà diễn viên được chọn phải có dáng vóc tương đồng với nhân vật chính, được makeup hóa trang sao cho giống với diễn viên thật và không lộ mặt. Họ chỉ hỉ xuất hiện chớp nhoáng trong những pha nguy hiểm như là té xe, nhảy lầu hay là đốt lửa,…
Chỉ cần một sơ suất nhỏ diễn viên có thể bị thương hoặc tàn phế vĩnh viễn, thậm chí không ít người phải bỏ mạng khi theo đuổi công việc này. Để có được vài giây ngắn ngủi xuất hiện, họ phải đầu tư thời gian tập luyện cả tháng trời. Chưa kể phải diễn đi diễn lại nhiều lần mới được đạo diễn gật đầu.
Tuy nhiên thì có một thực trạng đáng buồn lương của công việc này không hề cao, không ổn định, không có danh lợi, chẳng có bảo hiểm tai nạn và cũng không có bất cứ chế độ đãi ngộ nào. Do đó người gắn bó với nghề này lâu năm hẳn là có một tinh thần nhiệt huyết và tinh thần dũng cảm.
Phóng viên chiến trường
Được xếp vào danh sách top những nghề nghiệp nguy hiểm nhất trên thế giới. Đây là một công việc đòi hỏi phải rất đam mê với nghề mới làm nỗi.
Để có được những tin tức, hình ảnh chân thật thì họ phải trực tiếp xông vào các nơi diễn ra chiến trận, ghi chép và thu thập phản ánh thực tiễn tình hình chiến sự đến cận cảnh của cuộc sống, nỗi đau của người dân. Họ phải đối diện với rất nhiều nguy hiểm từ súng đạn và kẻ thù để bám trụ lại vùng đất máu lửa, truyền tin nóng giúp cả thế giới hiểu rõ hơn về bản chất của chiến tranh.
Có thể nói họ cũng là những chiến sĩ thực sự, những bản tin của họ nhiều khi phải trả giá bằng máu và sinh mạng. Để sống sót họ phải tùy cơ ứng biến, phản xạ tốt, nhanh nhạy, có sức khỏe cùng nhiều kỹ năng để cứu mình. Quả thật đây là một nghề đáng được trân trọng phải không?
Công nghệ hàn dưới nước
Có lẽ đây là một nghề mà hiếm ai biết đến, nhưng lại là một công việc cực kỳ quan trọng. Nhiệm vụ của nhân viên trong lĩnh vực này là sửa chữa đường ống tàu bè, đập nước.
Luôn phải đối mặt một loạt các nguy hiểm bao gồm: các vụ cháy nổ và nguy hiểm do chênh lệch áp suất.
Họ phải tiếp xúc với rất nhiều khí độc, những thanh kim loại khí thũng, khí berili gây viêm phổi cấp tính. Rất nhiều người bị đục nhân mắt do tia sáng khi hàn và còn bị điện giật.
Nghiên cứu từ trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho thấy các thợ hàn dưới nước chết với mức độ cao gấp 40 lần so với mức độ tử vong trung bình ở Mỹ. Họ phải đối mặt với hàng loạt các nguy hiểm trong công việc mỗi ngày bao gồm : nguy cơ sốc, nổ và bệnh tật. Trong số 200 thợ hàn có khoảng 30 người chết/ năm.